Quyền anhlà một môn thể thao đối kháng hấp dẫn, mỗi trận đấu đều mang lại cảm giác hồi hộp và phấn khích cho người xem. Bài viết này của BK8 sẽ giúp bạn hiểu thêm về môn thể thao mạnh mẽ và ấn tượng này.
Quyền anh là gì? Nguồn gốc lịch sử
Quyền anh là gì?
Quyền anhhay còn được biết đến phổ biến ở Việt Nam với tên gọi là môn đấm bốc. Tên tiếng Anh của môn thể thao này là Boxing. Đây là một môn thể thao đối kháng giữa hai đấu thủ, có nguồn gốc từ phương Tây.
Các đấu thủ sẽ sử dụng các kỹ thuật đấm và di chuyển chân, thân mình và nghiêng đầu để nén đòn. Đấm bốc nghiệp dư được công nhận là một nội dung thi đấu chính thức tại nhiều thế vận hội, đại hội thể thao khác nhau, kể cả thế vận hội Olympic.
Nguồn gốc lịch sử môn đấm bốc
Hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào cho thấy sự chính xác về mặt thời điểm ra mắt của môn đấm bốc. Tại xứ Mésopotamie của nền văn minh Lưỡng Hà thì cho thấy rằng có một trò chơi đấu quyền thuật, mà nhiều người nhận thấy đây mới là “thủy tổ” của đấm bốc.
Tại các đấu trường ở Hy Lạp cổ đại, nhiều người tìm thấy được các dấu tích của các trận đấu quyền tay đôi giữa các đấu sĩ, ở đó họ thậm chí còn được mang thêm các phụ kiện như dây da, dây sắt… để có thể nhanh chóng hạ gục đối thủ.
Đến thời kỳ trị vì của đế chế La Mã thì môn đấu quyền dần biến chất thành một hình thức “giải trí” đẫm máu, tàn nhẫn. Và môn này đã bị hoàng đế La Mã Theodosius đệ Nhất ra lên cấm tuyệt đấu quyền, đó là vào năm 404 trước Công nguyên.
Vào khoảng thế kỷ 16 thì đấu quyền trở lại là mônthể thaogiải trí của giới quý tộc, theo đó nhà vô địch người Anh Jack Broughton là người đầu tiên mở trường dạy đấu quyền. Ông thiết kế thêm găng tay để giảm tổn thương, đồng thời đặt ra các luật định, mà sau này được công nhận là “luật quyền anh”.
Vào năm 1865 thì bộ luật này được sửa đổi lần nữa bởi hầu tước Queens Beery Vlll và chỉ thi đấu trong 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 3 phút.
Trong thời hiện đại thì luật quyền anh của Broughton được áp dụng cho các trận đấu nhà nghề, còn luật Queens Beery thì được áp dụng cho thi đấu nghiệp dư.
Người thi đấu Quyền anh Nghiệp dư và Chuyên nghiệp
Nghiệp dư
Các hạng cân
- Võ sĩ hạng nguyên tử: chỉ dành cho thiếu niên từ 44 – 46kg
- Võ sĩ hạng dưới ruồi
- Võ sĩ hạng ruồi
- Võ sĩ hạng dưới gà: chỉ dành cho thiếu niên từ 50 – 52kg
- Võ sĩ hạng gà
- Võ sĩ hạng lông: chỉ dành cho nữ và thiếu niên, từ 54 – 57kg
- Võ sĩ hạng nhẹ
- Võ sĩ hạng dưới bán trung
- Võ sĩ hạng bán trung
- Võ sĩ hạng dưới trung: chỉ dành cho thiếu niên từ 66 – 70kg
- Võ sĩ hạng trung
- Võ sĩ hạng dưới nặng
- Võ sĩ hạng nặng
- Võ sĩ hạng siêu nặng: chỉ dành cho nam trên 91kg
Tính điểm
Trọng tài cùng các giám định viên sẽ là người giám sát cuộc thi và trực tiếp tính điểm cho các vận động viên. Mỗi đòn đánh được công nhận là 1 điểm. Các đòn đánh được công nhận sẽ phải được 3 trong số 5 giám định viên ấn nút chấm điểm thì đòn đó mới chính thức tính là 1 điểm.
Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp các đòn đánh chỉ được 2 trong 5 giám định viên ấn nút chấm điểm, thì máy cũng sẽ lưu dữ liệu lại và sử dụng dữ liệu này cho trường hợp 2 đối thủ bằng điểm nhau, nhờ đó mà xác định được đấu sĩ nào là người chiến thắng cuối cùng.
Khi K.O đối phương, đấu thủ phải tung ra các đòn đánh hợp lệ, mà khiến đối phương không thể đứng dậy và tiếp tục đấusau 10 giâyđếm của trọng tài, thì được xét là chiến thắng.
Đòn đánh có điểm:
- Đòn đánh không bị chặn hay bảo vệ.
- Đòn đánh phải trúng đích và trúng với diện tích tiếp xúc hợp lệ của găng tay.
- Đòn đánh buộc phải trúng vào phần trước của phần đầu hoặc phần thân của đối thủ, và phải từ thắt lưng trở lên.
- Các đòn đánh tạt ngang – gọi là Swings – đánh trúng các vị trí được tính điểm thì cũng có điểm.
Các đòn đánh không được tính điểm:
- Cú đánh bị cho là phạm luật khi đánh ngoài vùng hợp lệ, chẳng hạn như đánh dưới thắt lưng, vào gáy hoặc đá đối thủ.
- Đánh đối thủ bằng cạnh hoặc mắt sau của găng tay.
- Đánh khi mở găng tay, hoặc các phần ngoài diện tích tiếp xúc hợp lệ của găng tay – tức là phần che các khớp của 5 ngón tay.
- Cú đánh trúng đối thủ nhưng không có lực tác động truyền từ vay hay cơ thể.
- Cú đánh bằng cả cánh tay.
Võ Sĩ chuyên nghiệp
Quyền anh chuyên nghiệp thường xuất hiện ở Mỹ và được giám sát chặt chẽ với các quy định của đạo luật Walker, để tránh những trường hợp lạm dụng có thể xảy ra giữa các đấu thủ. Đồng thời, số tiền quy định trong các giải đấu cũng chịu chi phối của đạo luật này. Về sau đạo luật Walker đã lan rộng sang nhiều nước của tổ chức thi đấu đấm bốc chuyên nghiệp.
Ngoài việc quy định cụ thể hơn về mặt thông số kỹ thuật của các trang thiết bị sử dụng trong các trận đấu đấm bốc chuyên nghiệp, bộ luật quốc gia này cũng quy định là trận đấu được tạm dừng để tranh cho các đấu thủ bị thương quá nặng, hoặc không còn khả năng bảo vệ bản thân, trước khi bị K.O.
Trước khi bị K.O nhưng đã bị đấm đến mức không thể đứng dậy được và đã mất khả năng đấu tiếp, trường hợp này người ta gọi là K.O kỹ thuật – tức là TKO. Khi một trận đấu xuất hiện TKO thì trận đó xem như kết thúc.
Quy cách xét một cú đánh có điểm ở trận đấu đấm bốc chuyên nghiệp cũng được diễn ra theo quy trình tương tự với đấm bốc nghiệp dư, và chịu chi phối bởi luật Walker cũng như quy mô và các quy định có từ trước của các giải đấu.
Các hạng cân thi đấu đấm bốc chuyên nghiệp gồm:
- Hạng ruồi: 50.7 kg
- Hạng gà: 53.5 kg
- Hạng lông: 57.1 kg
- Hạng nhẹ: 61.2 kg
- Hạng bán trung: 66.6 kg
- Hạng trung: 69,7 kg
- Hạng dưới nặng: 79.4 kg
- Hạng nặng: trên 88.5 kg
Đấu quyền anh tại Việt Nam
Ban đầu môn đấm bốc đã được người Pháp “đem đến” Việt Nam, nhờ vào các trận đấu giữa những người lính viễn chinh Pháp rồi từ từ lan ra giới thanh niên đất Việt. Nhưng mãi đến những năm đầu của cuộc thế chiến thứ 2 thì quyền anh tại Việt Nam mới phát triển mạnh và bắt đầu có giải đấu.
Đến năm 1994, sau một cuộc mất an ninh từ giải Vô địch Đấm bốc cấp quốc gia diễn ra ở Hải Phòng, mà quyền anh về sau bị cấm ở nước ta. Đến tận năm 2002 thì đấm bốc mới được trở lại.
Việt Nam hiện nay đã có đấm bốc chuyên nghiệp và nghiệp dư, có mặt ở các hạng mục thi đấu thể thao tại các đại hội lớn như Asian indoor Games, Sea Games 26 ở Indonesia, Sea games 27 Myanmar, và thậm chí còn giành được huy chương ở giải Vô địch Boxing thế giới, tổ chức tại Ulan-Ude, Nga.
Lời kết
Tóm lại, thông qua bài viết này chắc chắn bạn đã biết môn quyền anh đặc sắc đến thế nào. Từ một môn giải trí chỉ dành cho các bậc Vua chúa thời cổ đại, cho đến môn giải trí của giới quý tộc châu Âu, sau thành môn thể thao chính thức ở nhiều nước của châu Mỹ, rồi phát triển thành thể thao chính thức, thi đấu tại nhiều thế vận hội thể thao khắp thế giới. Rõ ràng, quyền anh là một môn thể thao lâu đời với nhiều thăng trầm và có đủ sức hút để khiến nhiều người yêu thích. Tham gia các môn thể thao tạinhà cái BK8thử sức các môn thể thao khác