Marathonlà một trong những môn thể thao phổ biến nhất, với sự tham gia đông đảo của nhiều vận động viên và không giới hạn độ tuổi. Giống như các môn chạy bộ khác, môn Marathon đòi hỏi sự kiên nhẫn, sức bền về thể chất và tinh thần từ người tham gia, bởi vì hầu hết các cuộc đua kéo dài hàng chục kilomet và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Hãy cùng BK8 khám phá thêm về môn thể thao Marathon.
Marathon là gì? Nguồn gốc của môn thể thao này
Marathon là gì?
Marathon, hay ở Việt Nam thì còn được gọi là Ma ra tông, là cuộc thi chạy bộ đường dài với chiều dài đường đua thường được tính bằng hàng chục kilomet. Về tên gọi “Marathon”, xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn, kể về một chiến binh Hy Lạp làm nhiệm vụ đưa thư, tên là Pheidippides đã chạy bộ từ nơi đang diễn ra trận chiến Marathon về thành Athena. Dù không có gì xác thực tính chính xác của câu chuyện, người ta vẫn gọi các cuộc thi chạy marathon đường dài bằng cái tên này.
Vào năm diễn ra sự kiện Olympic hiện đại đầu tiên, năm 1896, môn chạy ma ra tông đã được đưa vào và hiện đại hóa dần với các quy định mới. Hàng năm, trên khắp hành tinh có đến khoảng 800 vận động viên thi chạy ma ra tông tại các cuộc thi diễn ra khắp hành tinh, với các mục tiêu và quy mô marathon khác nhau. Thành phần tham dự các cuộc thi này phần nhiều là người nghiệp dư, người bình thường… có cuộc đua còn hội tụ đến hơn cả ngàn người tham gia.
Phân biệt Marathons với các môn chạy khác
Marathonlà một nội dung thi đấu của bộ môn điền kinh tại thế vận hội Olympic. Còn chạy Việt dã và chạy Trail – chạy địa hình thì thường không được đưa vào thi đấu, vì về cơ bản thì hai nội dung marathon này chủ yếu mang tính cá nhân kết nối với cộng đồng, không mang tính thi đấu để tìm ra người có thành tích tốt nhất. CùngBK8tìm hiểu kỹ hơn.
Chạy Việt Dã
Thường được tổ chức như một sự kiện cộng đồng, nhiều người có thể đăng ký tham gia marathon với một mục đích tuyên truyền, cổ vũ như chạy việt dã vì mục đích nâng cao ý thức cộng đồng về rèn luyện sức khỏe, vì môi trường, vì mục đích từ thiện…
Chạy Trail
Chạy trail – chạy địa hình là các vận động viên sẽ trang bị kỹ càng hơn về mặt trang phục, thiết bị bảo hộ và thậm chí là các vật dụng sơ cứu y tế cá nhân, vì họ sẽ chạy trên các đoạn đường có địa hình không bằng phẳng, như đường đồi, núi.
Nguồn gốc lịch sử
Về cơ bản thì chạy đường dài marathon là một trong các bộ môn của điền kinh, và nó bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Truyền thuyết marathon gắn với môn ma ra tông này là gây tranh cãi khá nhiều, nó đều gắn với hai trận chiến lớn là TrậnMarathon(490 trước Công nguyên) và trận chiến tranh Greco-Ba Tư (499 trước Công nguyên).
Câu chuyện gắn với người lính Philippides ở trận Marathon nổi tiếng hơn vì nó đủ thuyết phục, thậm chí người ta còn ước tính được quãng đường marathon mà anh ta đã chạy “run” từ chiến trường Marathon về đến thành Athens để báo tin chiến thắng, kết quả đoạn đường dài khoảng 40 kilomet – tương đương với cự ly được áp dụng trong chạy thi ma ra tông của Olympic hiện đại.
Có câu chuyện về trận chiến Greco-Ba Tư ít được nhắc đến hơn, có lẽ bởi vì khoảng cách marathon mà Philippides phải đi xa hơn nhiều, anh ta phải đimarathontừ thành Athens đến Sparta để tìm kiếm sự giúp đỡ, đi và về với tổng khoảng cách là 480 kilomet.
The Marathon trong thời hiện đại
Độ dài đường đua
Cự ly 42km
Tại thế vận hội Olympic năm 1908, liên đoàn vận động viên nghiệp dư Quốc tế đã ấn định cự ly marathon đường chạy chính thức là 42km.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì để có thể hoàn thành được phần thi ở cự lymarathonnày, các vận động viên marathon phải có thời gian luyện tập là từ 16 tuần đến 20 tuần trước khi tham gia thi chạy. Nhưng thời gian luyện tập này chủ yếu được đề xuất cho người đã có kinh nghiệm chạy bộ.
Cự ky 21km
Cự ly này được gọi là BánMarathon, với độ dài đường đua được giảm đi một nửa, đồng nghĩa với việc áp lực đã được giảm đi rất nhiều, nhưng vẫn là một thách thức đối với những ai tham gia đường chạy này.
Người tham gia thi chạy ở cự ly này cũng phải tuân theo một chế độ luyện tập hết sức nghiêm túc từ nhiều tuần trước cuộc thi. Đây cũng được xem là cự ly “bước đệm” đối với những ai có mong muốn tham gia đường chạy 42km.
Cự ly 10km
Với đường chạy 10km, người tham dự chỉ cần luyện tập trước khoảng 2 tháng cho cuộc thi là được, vì nếu bạn ít chạy thì rất có thể sẽ bị căng cơ, chuột rút. Đây cũng được xem là cự ly phù hợp để thách thức tinh thần của những “tấm chiếu mới”, nếu bạn có thể chinh phục được thì có thể nghĩ đến những cự ly xa hơn.
Cự ly 5km
Đến những năm 1970 thì cự ly 10km – 5km mới được áp dụng. Với những người mới bắt đầu thì đường chạy 5km cũng là một thách thức, luy nhiên, cự ly này vẫn thường được tổ chức cho những người không chuyên, nhất là ở các trường học, cơ quan hay tổ chức.
Siêu marathon
Những cuộc thi có cự ly dài hơn 42km sẽ được xếp vào hàng “siêu” ma ra tông, đường chạy có thể dài đến 50km, 80km, 100km hay thậm chí là 160km.
Có thể thấy rõ ràng đây là những cự ly rất thách thức, kể cả với các vận động viên chuyên nghiệp. Để chinh phục đường đua khủng như vầy thì người thi chạy bắt buộc phải có lộ trình tập luyện sát sao với sự cố vấn của các chuyên viên.
Marathon xe lăn
Bộ môn chạy đường dài ma ra tông cũng được tổ chức cho người sử dụng xe lăn được tham gia thi đấu. Cuộc đua đầu tiên được tổ chức ở Mỹ, năm 1974. Đến năm 1977 thì ở Mỹ chính thức tổ chức giải Vô địch xe lăn Quốc gia, với giải thưởng lên đến 10.000 USD.
Đến tận nay thì nước Mỹ có 2 nhà vô địch là Ernst van Dyk thành tích 1:18:27, năm 2004 và nữ thì có vận động viên Jean Driscoll với thành tích 1:34:22.
Kỹ thuật chạy Marathon cần biết khi bắt đầu
3 điều quan trọng nhất đối với người mới bắt đầu chạy ma ra tông là phải biết làm thế nào để chạy đúng cách, điều chỉnh nhịp thở và biết cách chạy khi lên đường dốc.
Chạy đúng cách
Cần chuyển trạng thái của cơ thể từ nghỉ ngơi sang quen dần với các vận động. Người có kế hoạch chạy ma ra tông phải đi bộ ít nhất là 200 mét hoặc 300 mét mỗi ngày, trước khi chạy phải khởi động cơ thể.
Chạy ma ra tông cần phải sải bước dài hơn chạy cự ly ngắn, vì thế mà chân cũng cần phải đánh cao hơn và khi chạm đất thì sẽ tiếp xúc bằng cả bàn chân. Chạy ma ra tông đường dài nên điều quan trọng là người chạy phải dưỡng sức, lúc đầu không nên chọn chạy quá nhanh, mà nên bắt đầu ở trạng thái vừa phải để cơ thể quen dần với cường độ vận động.
Sau khi kết thúc đường chạy thì cần thiết phải đi bộ thêm từ 5 phút đến 10 phút tùy vào cơ địa mỗi người, vì khi chạy cơ thể của bạn đang căng cứng cho nên cần đi bộ để xả cơ, tránh tình trạng căng cơ hay chuột rút.
Điều chỉnh nhịp thở
Để cơ thể có đủ năng lượng thực hiện đường chạy dài thì bắt buộc bạn phải điều chỉnh tốt hơi thở, nhịp thở. Tùy mỗi người sẽ có một nhịp thở riêng, nhưng phổ biến là sẽ đi nhịp 2 – 2 tức là đi hai bước hít vào, đi hai bước thở ra.
Bắt buộc phải thở bằng mũi, không nên vì quá mệt mà thở bằng miệng dẫn đến tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, việc hít thở bằng mũi sẽ giúp cơ thể nạp vào không khí sạch, như vậy sẽ tốt hơn cho cơ thể.
Chạy đường dốc
Đường chạy dài từ 5km đến 42km sẽ không tránh khỏi việc có những đoạn đường dốc. Vì thế, người chạy cần có một chiến thuật phù hợp với cơ thể của mình. Phổ biến thì ở những kilomet đầu tiên, người ta sẽ xuất phát chậm hơn còi hiệu từ 30 đến 40 giây.
Đối với đường chạy dài 42km thì thông thường các vận động viên sẽ giữ bản thân mình chậm hơn khoảng 20 đến 30 giây cho đến khi chạm ngưỡng kilomet thứ 30 thì lúc này cuộc đua mới thật sự bắt đầu.
Việc “chạy chậm” ở lúc đầu vừa giúp các cơ quen với trạng thái vận động liên tục, vừa có tác dụng giúp cơ thể đốt cháy các năng lượng thừa, chừa lại các năng lượng cần thiết như glycogen vì về cơ bản không phải lúc nào người chạy cũng được nạp đủ nước.
Đến khi gặp các đoạn đường dốc thì nhớ nguyên tác là lên dốc chạy đều, xuống dốc chạy chậm đều.
Lời kết về môn Marathon
Chạy bộ đường dài, Marathon là một môn thể thao cần sự bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần của người vận động viên. Có thể nói đây là một trong những mônthể thaocộng đồng hấp dẫn và tương đối dễ tiếp cận với đại chúng theonhà cái BK8, nếu bạn muốn tìm một môn thể thao dễ bắt đầu thì đây chính là một lựa chọn phù hợp cho bạn.